Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì? Thực đơn mâm cúng 3 miền!

Bữa cơm tất niên là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mâm cơm là lời chia tay năm cũ, để khởi đầu một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc, giàu sang và phát đạt hơn.

Không chỉ thế, đây còn là mâm cơm đoàn viên để tất cả các thành viên trong gia đình có thể quây quần, đoàn tụ. 

Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu rõ mâm cơm cúng tất niên gồm những gì? Nên chuẩn bị buổi tiệc tất niên sao cho chỉnh chu, tươm tất và trọn vẹn để thu được những may mắn, tốt lành cho năm mới xuân sang!

Vậy nên trong bài viết này, gomsuhcm.com sẽ gửi đến các bạn thực đơn mâm cơm tất niên đầy đủ. Đồng thời giúp các bạn hiểu rõ hơn về mâm cúng tất niên dịp cuối năm, lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng,…

Cúng tất niên vào ngày nào

Bạn có thể cúng tất niên trong ngày 30 Tết, tuy nhiên cần tránh thời điểm 12h – 1h trưa và cần phải hoàn thành lễ cúng tất niên trước 22h đêm ngày 30.

Trong ngày đặc biệt này, gia chủ cần sửa soạn, vệ sinh ngôi nhà thật sạch sẽ, gọn gàng để chuẩn bị đón Tết. Sau đó là chuẩn bị mâm cúng tổ tiên trong gia đình. 

Lễ cúng này thường tiến hành vào buổi chiều hoặc buổi tối 30 (đối với tháng đủ), chiều/tối 29 (đối với tháng thiếu) trước khi thực hiện cúng giao thừa.

Ở mỗi năm sẽ có những ngày tốt để cúng tất niên ngoại trừ ngày cuối cùng của năm cũ. Ví như năm 2020, các ngày 28, 29 và 30 là những ngày được xem là tốt lành, mang lại may mắn, bình yên và giàu sang cho năm mới!

Mâm cúng Tất niên cuối năm gồm những gì?

Mâm cúng Tất niên không cần quá khoa trương hay cầu kỳ. Bởi hơn hết, lòng thành của gia chủ để tri ân trời đất, thần linh đã phù hộ gia đình mới là điều quan trọng. Vì thế, mâm cúng vào ngày này chỉ cần đơn giản nhưng đầy đủ là được. 

Về cơ bản, cúng tất niên trong gia đình ngày cuối năm (ngày 30 âm lịch tháng chạp) thường được chuẩn bị gồm 2 mâm. Một là, mâm cúng tất tiên, mâm khác là mâm cúng giao thừa.

Với mỗi gia đình, cách bày trí mâm cúng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, dù là mâm cúng mặn hay mâm cơm chay cúng tất niên, gia chủ đều phải đặt trên một cái bàn nhỏ.

Trên bàn thờ chính trong gia đình đặt hoa tươi, trái cây (ngũ quả), một ít tiền vàng tượng trưng là được. Với các gia đình miền Bắc, trên bàn cúng còn có bánh chưng, hoặc xôi chè. 

Đối với mâm ngũ quả trên bàn cúng gia tiên. Bạn có thể lựa chọn hoa quả theo mùa, các loại quả thông dụng, tươi ngon, không bị úng héo. Đặc biệt, nên chọn loại hoa quả còn xanh, nguyên cuốn để có thể giữ chưng được lâu hơn.

Những lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng tất niên cuối năm:

  • Trái cây
  • Hoa
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè, Xôi, Cháo trắng
  • Tam sên
  • Gà ta
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Bình hoa, Lư Nhang
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, Rượu, Nước lọc
  • Giấy tiền vàng mã

Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì? 

Việt Nam là một đất nước đa văn hóa, với nhiều phong tục khác nhau. Đây cũng là lý do tạo nên sự đa dạng, hài hòa và độc đáo trong ẩm thực dân tộc. 

Và sự đa dạng này cũng được thể hiện rõ ràng thông qua mâm cơm cúng tất niên dịp cuối năm. Bởi trên mâm cúng này, những món ăn mang đặc trưng vùng miền sẽ được dâng lên ông bà tổ tiên cùng các vị thần linh. 

Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì

Thực đơn trên mâm cúng tất niên của người miền Bắc thường có những món ăn quen thuộc như: giò thủ, lòng gà, nem rán, bánh chưng, gà luộc, giò xào, giò lụa,…Dĩ nhiên, sẽ không thể thiếu những món ăn kèm đậm vị như: dưa hành, dưa muối, củ kiệu,…

Đối với mâm cỗ miền Trung thường xuất hiện những món ngon nổi tiếng và mang đậm phong vị ẩm thực xứ nẫu như: bánh chưng, bánh tét, thịt ngâm mắm, bánh tổ, nem chua, chả bò, chả giò, củ kiệu dưa hành,…

Với người miền Nam, mâm cỗ ở đây thường không có bánh chưng. Tuy nhiên lại có những đòn bánh tét cùng những món ăn dân dã khác vô cùng giản dị và gần gũi với phong vị người miền Nam như: thịt hầm trứng, khổ qua nhồi thịt, lạp xưởng, dưa kiệu, dưa háp, thịt kho tàu,…

Những lưu ý khi cúng tất niên cuối năm

Không nên cắm hàng mã lên bàn thờ. Bởi vì lễ vật này có chứa nhiều âm khí gây bất lợi đến cuộc sống gia đình gia chủ.

Mâm ngũ quả không được phép đặt chính giữa bát hương bởi điều này làm chắn trục khí chính. Tốt nhất nên đặt hoa quả ở hai bên bàn thờ.

Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì

Ngũ quả được chọn là những loại thông dùng, tươi ngon, loại có thể để được lâu. Tuyệt đối không dùng trái cây giả để đưa lên bàn thờ.

Hoa cúng cần phải tươi tắn, không được sử dụng hoa giả. Người Việt thường chọn hoa cúc, hoa lay ơn,…

Trên đây là lời giải chi tiết có liên quan đến câu hỏi: Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì?

Mong rằng với những gợi ý có trong bài viết bạn có thể chuẩn bị một mâm cơm thật chu đáo, trọn vẹn và nhiều ý nghĩa để thưởng thức cùng những người thân yêu.

Ngoài ra, trong bài viết còn hướng dẫn các bạn lựa chọn những lễ vật cần có trong mâm cúng tất niên, ngày tốt để làm lễ cũng như những lưu ý cần nhớ khi cúng tất niên ngày cuối năm.

Đối với những gia đình ăn chay trường hoặc muốn chuẩn bị mâm cơm chay cúng tất niên thì vẫn được. Những món quen thuộc thường thấy sẽ bao gồm: chả cuốn, canh đậu hũ với miến, đậu hũ chiên, rau xào thập cẩm,…

The post Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì? Thực đơn mâm cúng 3 miền! appeared first on Cửa Hàng gốm sứ tại hcm.



from Cửa Hàng gốm sứ tại hcm https://ift.tt/2IvvPk2
November 12, 2020 at 03:04PM Cửa hàng gốm sứ TPHCM - Cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Minh Long cao cấp chất lượng tốt. Sản phẩm Gốm sứ Bát Tràng như ly sứ, bình gốm, bộ ấm chén,.
Gốm bát tràng có đèn xông tinh dầu, ấm trà tử sa , bộ ấm trà, đồ thờ cúng
Thông tin về  gốm sứ TPHCM: https://about.me/gomsuhcm/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mâm cơm cúng tất niên gồm những gì? Thực đơn mâm cúng 3 miền!

Mệnh hoả hợp màu gì? Màu tối kỵ? Đồ vật phong thủy người mệnh Hỏa?

Twitter